Bệnh gout có di truyền không ? - Địa chỉ chữa xương khớp

Breaking

Home Top Ad

Post Top Ad

Responsive Ads Here

Thứ Sáu, 27 tháng 10, 2017

Bệnh gout có di truyền không ?

Gout là bệnh gắn liền với yếu tố di truyền và cơ địa do quá trình tổng hợp nội sinh tăng lên dẫn tới nồng độ acid uric trong máu tăng cao.

Bệnh gout có hai dạng chính là gout nguyên phát và gout thứ phát. Đây là bệnh gắn liền với yếu tố di truyền và cơ địa do quá trình tổng hợp nội sinh tăng lên dẫn tới nồng độ acid uric trong máu tăng cao. Chính vì vậy, yếu tố di truyền được xem là một trong những yếu tố hàng đầu gây bệnh gout. Nếu trong gia đình bạn có người mắc gout thì bạn sẽ có nguy cơ bị bệnh này cao hơn người khác.

Ngoài nguy cơ di truyền, yếu tố môi trường bên ngoài cũng đóng một vai trò đáng kể trong các nguyên nhân gây ra bệnh gout. Các ảnh hưởng của yếu tố môi trường và yếu tố di truyền đối với nguy cơ bệnh gout có sự khác nhau ở nam giới và phụ nữ. 

Yếu tố di truyền đóng góp 1/3 ở nam giới và 1/5 ở phụ nữ. Béo phì là một yếu tố làm tăng nặng đối với bệnh gout. Do đó, những người bị bệnh gout kèm béo phì cần phải cố gắng giảm cân, thông qua chế độ ăn uống và tập luyện thể dục thể thao.

Xem thêm về bệnh gout: https://vi.wikipedia.org/wiki/B%E1%BB%87nh_g%C3%BAt

Biểu hiện lâm sàng của bệnh gout đặc trưng thường là sưng tấy, nóng, đỏ, đau dữ dội tại một hay nhiều khớp. Đa phần bệnh nhân khi điều trị dứt được cơn đau đều tự cho là đã khỏi bệnh mà không biết rằng bệnh vẫn đang âm thầm tiến triển bên trong. Nếu không được điều trị tiếp tục và triệt để, các cơn đau sẽ xuất hiện trở lại ngày càng nhiều và nặng hơn.
Bệnh gout có di truyền không ?
Bệnh gout có di truyền không ?
Biểu hiện lâm sàng của bệnh gout đặc trưng thường là sưng tấy, nóng, đỏ, đau dữ dội tại một hay nhiều khớp.

Để hạn chế các biến chứng do bệnh gout gây ra, người bệnh cần đến các bệnh viện có phòng khám chuyên khoa cơ xương khớp để thăm khám và cần điều trị tích cực theo chỉ định của bác sĩ. Mục tiêu trong điều trị bệnh gout chính là giúp bệnh nhân giảm bớt đau đớn khi bị cơn gout cấp tấn công, giúp khoảng cách giữa các cơn gout dài ra, ngăn ngừa các cơn tấn công khác và tránh sự hình thành của sạn thận và khối u dưới da quanh khớp bị gout. 

Quá trình điều trị thành công có thể giúp làm giảm các khó chịu do triệu chứng gout gây ra cũng như giảm mức độ phá hủy về lâu dài ở những khớp xương bị gout.

Có một số trường hợp bệnh nhân gout cần được điều trị bằng phẫu thuật như: cắt bỏ khối u tophi khi khối u quá lớn gây ảnh hưởng thẩm mỹ hoặc chức năng của chi thể, mổ nội soi cắt lọc hoạt mạc viêm, nạo bỏ các tinh thể urate trong khớp, thay khớp nhân tạo khi khớp đã bị bệnh gout phá hủy hoàn toàn.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Post Bottom Ad

Responsive Ads Here